Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), sóng nhiệt (heat waves) “xảy ra khi, trong khoảng thời gian ít nhất 6 ngày liên tiếp, nhiệt độ tối đa hằng ngày cao hơn 5°C so với giá trị trung bình hằng ngày của thời gian tham chiếu”.
Những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến năng suất của gà mái đẻ thương phẩm do nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối gây ra là:
Giảm lượng tiêu thụ thức ăn.
Sản lượng giảm.
Giảm chất lượng trứng và chủ yếu là
Tỷ lệ chết tăng cao.
Nếu chúng ta đánh giá những gì đang xảy ra gần đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng hiện tượng sóng nhiệt đang xuất hiện ngày càng nhiều trong thực tế.
Trong bối cảnh này, có thể nói rằng stress nhiệt liên quan đến kết quả của sự cân bằng âm giữa:
Lượng nhiệt tỏa từ động vật ra môi trường xung quanh và,
Lượng nhiệt tạo ra từ chính động vật.
Nếu chúng ta coi điều kiện tốt nhất là duy trì sự cân bằng nhiệt thì stress chính là sự mất cân bằng khiến cơ thể động vật sử dụng nhiều cách khác nhau để duy trì cân bằng nhiệt.
Loài chim là động vật hằng nhiệt (homeothermic), nghĩa là chúng giữ nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định (khoảng 41°C) , nhưng lại không có tuyến mồ hôi, khiến việc trao đổi nhiệt với môi trường trở nên khó khăn.
Vì vậy, gia cầm có thể trao đổi nhiệt với môi trường bằng bốn cách để duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng:
Đối lưu (convection).
Sự dẫn truyền (conduction).
Bức xạ (radiation).
Hô hấp (respiration).
Việc kiểm soát các giới hạn của vùng nhiệt độ trung tính (thermoneutrality zone) đối với gà mái đẻ trong “điều kiện bình thường” không phải là chuyện dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Trong điều kiện sóng nhiệt, thiệt hại phải gánh chịu là rất lớn trên phương diện kinh tế do tỷ lệ gia cầm chết cao, như đã xảy ra ở Brazil vào mùa xuân và mùa hè.
Với phạm vi nhiệt độ lý tưởng cho một hệ thống chăn nuôi gia cầm, hình sau đây cho thấy các giới hạn được khuyến nghị cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình nuôi dưỡng và sản xuất gia cầm.
Hình 1. Khoảng nhiệt độ lý tưởng được khuyến nghị cho gà mái đẻ trong giai đoạn nuôi dưỡng (rearing), nuôi dưỡng lại (re-rearing) và sản xuất trứng (Silva và cộng sự, 2020).
Trong một phân tích trực tiếp đơn giản, ta có thể kết luận rằng trong trường hợp xảy ra sóng nhiệt, điều kiện sản xuất sẽ cao hơn nhiều so với nhiệt độ lý tưởng được khuyến nghị.
Ngoài các điều kiện liên quan đến nhiệt độ, giá trị độ ẩm tương đối của không khí cũng liên quan đến trong việc d...