Nội dung có ở:
English Indonesia (Indonesian) Melayu (Malay) ไทย (Thai) Philipino
Đậu Nành trong Dinh Dưỡng Gia Cầm
Dân số thế giới đang tăng lên từng ngày, dẫn đến nhu cầu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng theo đáng kể (Parrini và cộng sự, 2023).
Đến năm 2050, dân số thế giới ước tính vượt quá 9 tỷ người; và sản lượng nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 50% (Lombardi và cộng sự, 2021).
Trong dinh dưỡng gia cầm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cung cấp protein (đạm) cho vật nuôi là một trong những thành phần mắc tiền nhất và có tính khống chế nhất trong công việc lập công thức ăn (Parisi và cộng sự, 2020). Và đậu nành (hay đậu tương) chính là một trong những nguồn protein quan trọng nhất cho gia cầm.
Vì vậy, nhu cầu về đậu nành ngày càng tăng và công nghiệp sản xuất đậu nành ngày càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong dinh dưỡng vật nuôi với lượng sử dụng chiếm tới 67% thị trường thức ăn chăn nuôi (Pettigrew và cộng sự, 2002).
Thống Kê về Sản Xuất Đậu Nành
Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thống kê có 398.210 triệu tấn đậu nành được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2023. Do nhu cầu gia tăng, sản lượng đậu nành dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nữa theo mỗi năm. Phần lớn các nơi tạo sản lượng cao này trong sản xuất đậu nành nằm ở 3 quốc gia có tham gia sản xuất.
Hình 1. Tổng Sản Lượng Đậu Nành Thế GIới Hằng Năm (triệu tấn, FAOStat, 2023)
Như có thể thấy rõ hơn trong Hình 2, Hoa Kỳ và Brazil chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đậu nành. Quốc gia có sản lượng lớn thứ 3 là Argentina, tiếp đó là Trung Quốc. Các quốc gia khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong tổng sản lượng thế giới. Các nước sản xuất lớn nhất: Brazil, Hoa Kỳ và Argentina, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng.
Hình 2. Các quốc gia sản xuất đậu nành hàng đầu trên thế giới (triệu tấn, Statista, 2024)
Hàm lượng dinh dưỡng của đậu nành và sử dụng trong thức ăn gia cầm
Đậu nành (Glycine max L.) là một nguồn protein chất lượng cao do có những đặc tính có lợi như hàm lượng protein tương đối cao và bộ thành phần các a-xít amin phù hợp ngoại trừ methionine. Đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng ít biến thiên, có sẵn quanh năm và (tương đối) không chứa các chất kháng dinh dưỡng khó xử lý nếu đậu nành được chế biến đúng cách.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quan trọng nhất đối với đậu nành là hàm lượng protein thô, độ ẩm, KOH (Potassium hydroxide) và béo thô.
Các tiêu chuẩn này có thể biến thiên với chênh lệch đáng kể vì phụ thuộc vào nguồn gốc của đậu nành.
Ngoài các phân tích này, các phâ...